Hệ thống Ngân hàng Thông tin KH&CN là sản phẩm được xây dựng và phát triển bởi Trung tâm Dịch vụ Tổng hợp (TTDVTH - đơn vị trực thuộc Ban quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, được thành lập theo Quyết định số 2237/QĐ-BKHCN ngày 05 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ KH&CN, tên giao dịch quốc tế là Hoalac Hi-tech Service Center - HHSC).

Với chức năng nhiệm vụ của mình, TTDVTH đã xây dựng ngân hàng thông tin KH&CN nhằm hỗ trợ phát triển tiềm lực KH&CN. Ngân hàng thông tin KH&CN là một hệ thống thông tin cho phép tra cứu các thông tin liên quan đến KH&CN (công nghệ cao, chuyên gia, doanh nghiệp ...). Hệ thống được phát triển theo mô hình thông tin hiện đại có thể chạy trên mọi môi trường ứng dụng, tích hợp tương tác đa chiều hỗ trợ cho sự phát triển KH&CN và làm nền tảng cho tất cả các dịch vụ KH&CN khác. Hệ thống không những hỗ trợ người dùng tra cứu thông tin chất lượng cao có chiều sâu, mà còn cho phép một phần dữ liệu trong đó được người dùng tự cập nhật, sửa chữa. Trong hệ thống có 7 nguồn CSDL chính để phục vụ công tác tra cứu bao gồm: Dữ liệu đề tài, dữ liệu chuyên gia; Dữ liệu doanh nghiệp ứng dụng KH&CN; Dữ liệu tổ chức KH&CN; Dữ liệu phát minh, văn bằng sáng chế đã được đăng ký bảo hộ ở cục Sở hữu Trí tuệ (SHTT); Dữ liệu văn bản pháp lý liên quan đến KH&CN; Dữ liệu quỹ đầu tư; Các văn phòng đại diện KH&CN của VN ở nước ngoài.

(1) Dữ liệu đề tài:  Cơ sở dữ liệu bao gồm tên đề tài, tóm tắt và kết quả của 22.554 đề tài nghiên cứu các cấp. Người dùng có thể tra cứu thông tin nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc chuyển giao công nghệ.

(2) Dữ liệu chuyên gia: Cơ sở dữ liệu bao gồm danh sách hồ sơ thông tin của gần 15.000 chuyên gia, nhà khoa học ở Việt Nam, được sắp xếp dựa trên lĩnh vực nghiên cứu và lưu trữ theo mô tả Lý lịch khoa học đang được áp dụng phổ biến trong hệ thống cơ sở dữ liệu của Bộ KH&CN.

(3) Dữ liệu doanh nghiệp ứng dựng KH&CN, tổ chức KH&CN: Cơ sở dữ liệu bao gồm tên tổ chức, lĩnh vực kinh doanh, nghiên cứu, và thông tin liên hệ của 700 viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức KH&CN, 899 doanh nghiệp Sản xuất và Ứng dụng KH&CN, 400 phòng thí nghiệm, xưởng cơ khí.

(4) Dữ liệu phát minh, văn bằng sáng chế đã được đăng ký ở cục SHTT: Cơ sở dữ liệu bao gồm tên phát minh sáng chế, mô tả sơ bộ, đơn vị sở hữu, thời gian nhận/cấp văn bằng của gần 4000 bằng phát minh sáng chế (trong nước)…

(5) Dữ liệu văn bản pháp quy liên quan đến KH&CN: Cơ sở dữ liệu là tập hợp các văn bản pháp quy của Chính phủ, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về KH&CN nhằm cung cấp cho người dùng đầy đủ nhất về hành lang pháp lý liên quan đến các hoạt động KH&CN. Hệ thống có hỗ trợ hỏi đáp trực tuyến, tư vấn pháp lý trong các lĩnh vực từ các chuyên gia.

(6) Dữ liệu quỹ đầu tư: Cơ sở dữ liệu bao gồm danh sách thông tin của các quỹ đầu tư và hỗ trợ cho KH&CN trong và ngoài nước. Người dùng có thể tiếp cận những địa chỉ tin cậy để tìm kiếm cơ hội gọi vốn cho nghiên cứu.

(7) 19 Văn phòng đại diện KH&CN của Việt Nam ở nước ngoài:  Trung tâm là đầu mối tiếp nhận thông tin từ mạng lưới Văn phòng đại diện KH&CN của Việt Nam tại các nước có nền KH&CN phát triển. Với nỗ lực tìm kiếm các công nghệ tiên tiến phù hợp với thị trường trong nước phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước, Mạng lưới đại diện ngày càng được tăng cường, hiệu quả bằng những dự án hợp tác thiết thực, phục vụ trực tiếp nhu cầu trong các lĩnh vực ưu tiên hàng đầu về công nghệ: sinh hóa, vật liệu mới, công nghệ thông tin, tự động hóa...

Cùng với các kênh thông tin KH&CN khác, Hệ thống ngân hàng thông tin KH&CN mong muốn trở thành địa chỉ tin cậy để người dùng truy cập, khai thác thông tin từ cơ bản đến nâng cao về KH&CN. Bên cạnh đó, thông qua Hệ thống, TTDVTH mong muốn trở thành cầu nối giữa các nhân tố trong thị trường KH&CN, góp phần xây dựng một môi trường nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

 
Đọc nhiều trong tuần
Banner
Banner home right